4 tháng 6, 2010

Hatoyama, vị thủ tướng trọng công luận

Công luận sẽ ghi nhớ vị thủ tướng Nhật Bản vừa từ chức như là một nhà lãnh đạo rất tôn trọng dân chúng và công luận và sống chết vì điều đó.

Hôm 4/5, sau khi đi thăm Okinawa về, Thủ tướng Hatoyama đã viết trong thư điện tử đề ngày 14/5 gửi cho các đôc giả của ông, trong và ngoài nước, thuật lại chuyến đi và tâm tư của ông như sau:

“Tôi đến trường tiểu học số 2 ở Futenma, ngay sát bên căn cứ, leo lên nóc, máy bay và trực thăng bay qua các ngôi nhà…Tôi đã gặp tỉnh trưởng Okanawa, Hirokazu Nakaima, và đã thành thật bảo với ông rằng để đảm bảo an ninh cho đất nước, nên khó mà tái bố trí căn cứ không quân Futenma ra khỏi nước Nhật hay Okinawa. Tôi vô cùng tiếc vì việc này và tôi xin ông chấp nhận việc tái bố trí căn cứ này tại Okinawa…Tôi cũng đã gặp hôm thứ sáu tuần trước, tỉnh trưởng tình Kagoshima cùng ba thị trưởng khác trong tỉnh Tokunoshima. Tôi thành thật xin lỗi họ vì đã gây ra cho họ nhiều quan ngại. và cũng đã hỏi xem liệu tỉnh Tokunoshima có thể chia sẻ gánh nặng của Okinawa hay không… Vấn đề các căn cứ quân sự là một trong những vấn đề mà toàn thể nhân dân Nhật phải nghĩ đến vì sự an toàn của đất nước này trong bối cảnh vẫn còn bất ổn của khu vực Đông Bắc Á. Tôi mong mỏi mỗi người hiểu điều này…để duy trì an ninh quốc gia Nhật Bản”.

An ninh quốc phòng là ưu tiên đầu tiên mà mọi chính phủ hay người dân đều phải nghiêng mình tuân thủ. Vụ nổ chìm tàu Choenan chỉ là một thí dụ của tính bất trắc khôn lường. Bất trắc có thể đến từ nhiều nguồn. Mới đây vào tháng 4, Bộ quốc phòng Nhật cho biết một trực thăng “lạ” đã bay hai vòng trên đầu tuần dương hạm Suzunami của Nhật ở khoảng cách 90m và ở chiều cao 50m tại một vị trí cách Okinawa khoảng 500km. Trước đó, lực lượng phòng vệ duyên hải Nhật cũng đã phát hiện hai tầu ngầm “lạ” cùng tám tuần dương hạm “lạ” trong vùng biển giữa Okinawa và Miyako. Thành ra, khi mà hiến pháp Nhật còn chưa cho phép tăng cường binh bị, thì việc còn liên minh phòng thủ với Mỹ là tất yếu. Và ông Hatoyama đã phải chọn ưu tiên tối thượng đó tuy ông vẫn tôn trọng công luận Nhật.

Quả thật, ông Hatoyama rất quan tâm thực hiện những lời hứa của mình trước bầu cử. Như lới hứa kích thích tăng sinh đẻ để trẻ hoá dân số Nhật. Ngày 1/6 vứa qua, khi ông sắp sửa từ chức, cũng là ngày mà chính sách hỗ trợ các gia đình có trẻ con do ông chủ xướng khởi sự. Từ nay mổi tháng, mỗi gia đình có trẻ con được trợ cấp 13.000 yen; sang năm sẽ tăng lên 23.000 yen (tương đương 250USD). Lịch trình trợ cấp gồm hai bước đó rất ý nghĩa. Mức trợ cấp từ 1/6 là để chứng tỏ Hatoyama hứa, thì Hatoyma làm; sang năm tăng gần gấp đôi, ý nói: đấy nhé, hãy có con đi là vừa! Tất nhiên ở xứ Nhật, số tiền đó chẳng thấm gì, song đó chính là lới hứa được giữ của ông Hatoyama, điều không hẳn ai, ở đâu cũng làm.

Không chỉ ông Hatoyama bức xức cùng công luận, mà ngay cả một số viên chức dưới quyền ông cũng thế. Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, Mitsuo Sakaba, mới đây cũng thể hiện nết đó, qua phát biểu với báo chí: "Tôi biết Quốc hội VN đang thảo luận về vấn đề dự án xe lửa cao tốc. Chúng tôi muốn lắng nghe dư luận. Xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc vô cùng tốn kém, Nhật Bản cũng phải xây đoạn ngắn từ Tokyo - Osaka trước và phải mất 50 năm mới có tuyến shinkansen toàn quốc. Ngoài ra, để vận hành hệ thống này cần có đội ngũ nhân lực vận hành chính xác và hoàn hảo công nghệ tàu shinkansen"…

Ông Yatoyama có ra đi, cũng lưu danh muôn thuở.

1 nhận xét: