5 tháng 2, 2011

Lại “các chú” BBC


Từ rất lâu lắm rồi, BBC tiếng Việt không trong danh sách các trang web cần đọc. Đơn giản vì đó là một web “thợ dịch” là chủ yếu. Kể cả những tin tức về VN, lấy từ các thông tấn xã ngoại quốc. Kể cả dịch không xin phép, như BBC Monitoring chuyên dịch “trộm” của thiên hạ rồi tính tiền người muốn đọc! Kế đến vì cái tầm của BBC tiếng Việt. Như bài phỏng vấn dưới đây, được một bạn đọc “giới thiệu”. Các câu hỏi phỏng vấn cho thấy tầm của người phỏng vấn, BBC tiếng Việt, đến đâu.

Năng lực phòng thủ của Việt Nam



BBC Tiếng Việt: Trong bài viết của mình, ông có nhắc đến việc chính quyền cộng sản Việt Nam thừa hưởng một số vũ khí từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũ và của cả Hoa Kỳ sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975. Khả năng Hoa Kỳ giúp Việt Nam nâng cấp kho vũ khí này tới đâu thưa ông?

Richard Weitz:
Tôi nghĩ nâng cấp vũ khí thì dễ dàng hơn và rẻ hơn là bán cả kho vũ khí cho Việt Nam. Có nhiều lý do để Hoa Kỳ tham gia vào các dự án này, khác hẳn với cách làm của Nga hay của các nước cung cấp vũ khí truyền thống.
Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế vì kho vũ khí xưa đã quá cũ kĩ. Thế nên nếu nâng cấp cũng không tăng thêm bao nhiêu năng lực quốc phòng của Việt Nam. Tất nhiên, mục đích của việc đó là để phát tín hiệu cho Bắc Kinh thấy Hoa Kỳ có quan tâm tới Việt Nam, chứ không phải chỉ khoanh tay đứng nhìn một khi có chiến tranh xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Lời bình: Nếu biết một chút về quân sự, về không quân, về hàng không… cho dù ở trình độ “lính babilac” (sinh viên miền Nam trước kia đi Quân sự học đường mỗi năm một tháng), thì cũng đủ hiểu rằng các chiếc F-5E hoặc A-37 còn sót lại, nếu chưa đen bán ve chai, thì cũng đang được gọi là “quan tài bay” (cercueils volants). Nâng cấp để làm gì? Mà nếu có còn bay an toàn được, thì F-5E làm sao đọ sức với Su-27, khoan nói đến Su-30. Hơn bốn mươi năm sau ngày xuất xưởng các máy bay đó, chẳng ai dư hơi để bàn cái chuyện “nâng cấp” này. Ngay cả F-4 Phantom của Đài Loan, cũng đã cho “về vườn” rồi. Đừng xếp hạng F-4 rồi đến F-5 trên bảng hiện đại như kiểu B-57 hiện đại hơn B-52, do số sê-ri lớn hơn nhé!


BBC Tiếng Việt:
Ông cũng đề cập đến những trở ngại hoặc chống đối từ các đồng minh Đông Nam Á của Hoa Kỳ như Singapore và Thái Lan. Tiếng nói của họ nặng ký đến đâu khi kêu gọi Hoa Kỳ ngừng bán vũ khí cho Việt Nam?


Richard Weitz:
Cái đó còn tùy vào việc họ cảm thấy như thế nào trong quan hệ với Trung Quốc. Trong mắt họ, Việt Nam từng bị nhìn nhận là nước rất hung hãn (a very aggressive country), từng chiếm đóng Campuchia...Các nước láng giềng cũng đã từng có nỗi sợ về Việt Nam.
Nhưng mấy năm gần đây Việt Nam cư xử có trách nhiệm hơn và chính sách đối ngoại cũng trở nên gắn bó với chiến lược của khối ASEAN, hòa nhập vào hướng đi chung của khối Đông Nam Á, ngoại trừ một số vấn đề đối nội. Chính quyền Việt Nam, như chúng ta biết vẫn còn rất chuyên chế, hạn chế nhân quyền nhiều hơn các nước khác, chỉ không gay gắt bằng Miến Điện mà thôi. Nhưng về mặt ngoại giao thì tôi nghĩ không có quan ngại gì thường trực về Việt Nam. Cho nên tùy vào việc các nước đó quan ngại tới đâu về Trung Quốc hay về Việt Nam hoặc các hành động mà hai nước này có thể gây ra. Các nước láng giềng Đông Nam Á chắc chắn không muốn 'tái khởi động' (restart) chuyện Việt Nam bước vào con đường hung hãn. Nhưng họ cũng không muốn Trung Quốc bước ra khỏi cách đi mà Bắc Kinh đã tuyên bố, đó là nước này sẽ không chủ động giải quyết xung đột với quốc gia trong khu vực bằng vũ lực.

Lời bình: Khi BBC Tiếng Việt tin rằng Singapore và Thái Lan sẽ kêu gọi Hoa Kỳ ngừng bán vũ khí cho Việt Nam, thì Richard Weitz lại phủ định quan ngại đó! Lẽ ra BBC tiếng Việt nên thắc mắc Singapore mấy mươi năm nay, từ khi ra đời, có ớn Trung Hoa Lục Địa hay không và ớn ra sao, nay có còn ớn không và làm gì… “Bảo hoàng hơn vua” và phi thời gian là thế ấy!


BBC Tiếng Việt:
Nhưng Việt Nam, theo nhận định của ông, chỉ là một khách hàng mua vũ khí tiềm năng của Hoa Kỳ. Họ (VN) phải làm gì để thay đổi hiện trạng để đạt được điều họ muốn từ Hoa Kỳ?


Richard Weitz : Dĩ nhiên, về phần nào đó là đây quyết định của cả hai. Phía Hoa Kỳ phải quyết định có bán vũ khí cho Việt Nam hay không, cũng như việc cần phải giải quyết thế nào cuộc đối đầu với Trung Quốc. Trong thời gian tới điều đó sẽ rõ thôi. Việt Nam thì phải tự quyết định xem họ có muốn mua vũ khí từ Hoa Kỳ hay không. Cả hai quốc gia cần phải quyết định chung. Họ cũng cần phải suy nghĩ xem Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực sẽ phản ứng ra sao. Nhưng tôi nghĩ vấn đề nằm ở chỗ tiền bạc nhiều hơn là ở ngoại giao. Tức là Việt Nam sẽ được lợi nhiều hơn từ việc khởi động mối quan hệ mua bán vũ khí quốc phòng với Hoa Kỳ so với những mất mát có thể phát sinh từ việc các nước láng giềng lo ngại và tị hiềm về chuyện mua bán vũ khí.

Lời bình: Tháng 1/2011 rồi mà BBC tiếng Việt còn muốn ràng buộc “VN phải thay đổi hiện trạng” để (được) mua vũ khí Mỹ quả là “siêu bảo hoàng”! Cứ như đang ở thập niên 1980-1990 ! Trong khi năm 2010 đã qua được xem là “đỉnh cao” của cọ xát giữa một Mỹ quay trở lại và TQ, sau hơn một thế kỷ “ngủ đông”, nay vươn vai ngỡ mình đã là siêu cường. Đề rồi hai ông Ô và Hồ mới vừa phải nghiến răng đấu dịu!


BBC Tiếng Việt:
Việc Việt Nam mua vũ khí của Hoa Kỳ liệu có vấp phải trở ngại nào từ chính phủ và quốc hội Hoa Kỳ, hoặc các nhóm vận động hành lang hay không?


Richard Weitz:
Từ trước tới giờ các nhóm đấu tranh cho nhân quyền và tự do luôn phản đối, nhất là từ các Việt kiều rời Việt Nam khi cuộc chiến kết thúc năm 1975.
Tuy nhiên, những gì Trung Quốc làm trong năm qua đã thu hút sự chú ý vào nhu cầu làm sao có được bảo đảm rằng sức mạnh đang lên của Trung Quốc chỉ giúp củng cố chứ không gây tổn hại đến sự ổn định khu vực. Nhiều trở ngại truyền thống có thể được dàn xếp. Điều quan trọng là phải gửi tín hiệu cho Bắc Kinh về những gì đã xảy ra như diễn tập quân sự chung hay tuyên bố về hợp tác hạt nhân, một loạt các bước đi khác Việt Nam và Hoa Kỳ đang triển khai nhằm gần lại nhau trong năm qua. Vì tôi luôn nêu quan điểm rằng hiện có một quan ngại chung trong vùng về Trung Quốc.

Lời bình: Tội nghiệp BBC tiếng Việt quá! Định “gài điều kiện mua bán vũ khí” song bị người được phỏng vấn xổ toẹt:” Nhiều trở ngại truyền thống có thể được dàn xếp. Hiện có một quan ngại chung trong vùng về Trung Quốc” !


BBC Tiếng Việt: Ông biết gì về những chương trình tập huấn quân sự cho Việt Nam từ Hoa Kỳ? Bởi chúng ta đều biết rằng mua vũ khí là một chuyện, nhưng có biết sử dụng hay không lại là một chuyện khác.

Richard Weitz:
Huấn luyện quân sự còn khó hơn cả việc mua bán vũ khí. Hoa Kỳ từng gặp khó khăn với do có những quan ngại về nhân quyền. Có lẽ đối với Việt Nam thì tình thế còn khó khăn hơn nữa. Tuy nhiên, có thể áp dụng một lối đi khác, đó là Việt Nam học lại từ các nước đã được Hoa Kỳ tập huấn quân sự. Giới quân sự Hoa Kỳ cũng huấn luyện các những chuyên gia để họ đi đào tạo các đối tượng khác, tất nhiên chủ yếu là cho chính lực lượng quân sự của họ. Nhưng công tác này có thể bao gồm cả các lực lượng quân sự của các nước khác nữa.


Lời bình: BBC phán “…mua vũ khí là một chuyện, nhưng có biết sử dụng hay không lại là một chuyện khác”, ý nói, người Việt trong nước chắc là dốt lắm để có thể sử dụng được vũ khí Mỹ! Tiên đây, nhắc BBC “con” rằng BBC “mẹ” hôm nay mới xin lổi dân Mễ (Mexico) vì dám cho rằng dân Mễ là” lười biếng quen thói” .


Câu trả lời của người được phỏng vấn một lần nữa lại ở bên ngoài vòng “bias” của cuộc phỏng vấn. Từ đầu đến đuôi, BBC - Vịt định “gài độ” bao nhiêu câu hỏi, bị tiến sĩ Richard Weitz “bác bỏ” cả! Accuracy (tính chính xác) , qui tắc đầu tiên của BBC “mẹ”, hoàn toàn đối nghịch với xảo thuật “bias” này đấy nhé!

“Các chú” BBC- Vịt đừng quên mình cũng chỉ là dân “khách trú” trên đất Anh mà thôi! Cũng chán chú “Vịt” đến, rồi lại đi! Thế cho nên đừng hỗn như thế !

2 nhận xét:

  1. Lời bình cho câu hỏi cuối của BBC:
    Bởi chúng ta đều biết rằng mua vũ khí là một chuyện, nhưng có biết sử dụng hay không lại là một chuyện khác.

    Bất kỳ hợp đồng mua bán thiết bị quân sự nào cũng đều có điều khoản đào tạo, hướng dẫn sử dụng(mua về mà ko chắc có sử dụng được không thì mua làm gì?)

    Trả lờiXóa
  2. Đọc lướt qua thấy phình phường, xem lại lời bình mới thấy ý ngớ ngẩn, thanks! Xin cọp lại entry này.

    Trả lờiXóa