Kiên trì theo dõi xuyên mọi động thái của Trung Quốc là Giáo sư Carlyle A. Thayer. Ngày 29/5/2011, sau vụ tàu “Bình Minh 2”, ông đã đưa ra nhiều phân tích cùng khuyến cáo. Trong các ngày 1/6, 2/6, 4/6, 7/6, 9/6, 10/6 sau đó, ông còn liên tiếp đưa ra các khuyến cáo mới.
HỎI: Ông bình luận gì về việc TQ mới xâm phạm chủ quyền của VN?
GS Thayer: Sự cố này… tiếp sau sự cố vào tháng 3 với tàu khảo sát của Philippines, dường như TQ đang tăng tốc nhấn mạnh rằng biển Đông là trong thẩm quyền pháp lý của họ và rằng TQ đang “quản lý” biển Đông. Các hành động này của TQ đi ngược với tinh thần Tuyên bố ứng xử trên biển Đông (DOC) và cho thấy TQ sẽ chẳng tiến đến một thỏa thuận thực thi DOC, chớ đừng nói là thương thuyết một Qui tắc ứng xử (COC).
HỎI: Đã từng có nhiều xung đột trong vùng biển tranh chấp. Phản ứng thích hợp của VN là gì để duy trì chủ quyền của mình trong vùng đặc quyền kinh tế của mình?
GS Thayer: Hành động của TQ lần này là chưa có tiền lệ. VN cần thận trọng hành động và tránh khiêu khích TQ. Tuy nhiên, trong trường hợp này VN nênquay phim lại các sự cố rồi chiếu lên truyền hình, cung cấp các bản sao cho báo chí và ngoại giao đoàn. VN cần chuẩn bị một sách lược thông tin thật tốt. Vụ việc này đòi hỏi VN nỗ lực hơn nữa trong việc theo dõi vùng đặc quyền kinh tế của mình và hộ tống các tàu khảo sát nghĩa là gia tăng tuần tra bằng không quân. Về lâu dài, Việt Nam cần mua tàu thủy và máy bay tuần thám để theo dõi vùng đặc quyền kinh tế của mình.
HỎI: Trong mọi cuộc họp với ASEAN, TQ đã hứa không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông, song TQ đã cho thấy không thực hiện đều đó. Ông giải thích sao về những hành động mới đây của TQ?
GS Thayer: Tôi được biết rằng vào tháng 8 năm ngoái (2010), Bắc Kinh đã xem xét lại vấn đề Biển Đông và đã đề ra một chính sách mới. TQ nay sẽ liên tục khẳng định chủ quyền của họ một cách đều đặn cứ như thể đó là một điều hiển nhiên…TQ hành động cứ như thể TQ thực sự có thảm quyền pháp lý trên biển Đông, rằng luật pháp quốc tế là về phía họ…. Sách lược đó sẽ khiến bên khiếu nại phải gia tăng phản kháng và thu hút sự chú ý về phía họ. TQ tính toán rằng làm như thế họ sẽ tỏ ra là một nhân tố ôn hòa, trái ngược với hình ảnh gây rối của các nước phản kháng. TQ cũng mong sẽ phá vỡ sự gắn bó của các nước ASEAN bên bờ biển Đông bằng cách chia rẽ các nước này…. với một lập trường xác quyết lãnh thổ như thế, như thể đây là “vấn đề của VN”. Một số nước có thể sẽ cảm thấy tốt hơn là không đối đầu với TQ, một số khác cảm thấy nhượng bộ thì tốt hơn. VN thì trông mong nơi một Indonesia còn đang giữ chức chủ tịch ASEAN trong sáu tháng tới, TQ thì muốn câu giờ đơi cho đến khi Campuchia rồi thì Brunei và Myanmar đảm mhậm chức vụ này
HỎI: TQ đã tăng cường hạm đội tuần tiễu, tiếp tục tấn công ngư dân VN, gây tổn thất cho một tàu thăm dò của PetroVietnam. Liệu TQ sẽ còn có thêm những hành động nhằm gia tăng yêu sách Biển Đông của họ?
GS Thayer: Đúng thế. TQ đã nhất quyết xây dựng không đắn đo một hạm đội hiện đại kèm trực thăng. Càng xây dựng như thế, càng quá sức chịu đựng của các nước Việt Nam, Malaysia và Philippines, nhằm khiến cho các nước Đông Nam Á này phải tháo lui để tránh đối đầu.
HỎI: TQ có thể tung một cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm chiếm một số đảo VN hay Philippines đang trấn giữ không? Lúc đó, Mỹ sẽ làm gì?
GS Thayer: Trong lúc này, không thể tin được rằng TQ sẽ tấn chiếm như thế, do lẽ đó sẽ là một hành vi xâm lược quả tang, sẽ khiến các nước ASEAN cùng những nước ủng hộ, Mỹ, Nhật, Hàn quốc, Úc, Ấn Độ đoàn kết lại chống lại TQ. Các hành động xâm lược của TQ sẽ chỉ khiến cho nội vụ được quốc tế hóa trong mọi diễn đàn an ninh đa phương ở châu Á Thái Bình dương. Điều đó sẽ là một bước lùi to lớn cho khẩu hiệu TQ hài hòa với thế giới. Mỹ không có nghĩa vụ hiệp ước với VN nên sẽ không trực tiếp can dự bảo vệ VN. Song Mỹ sẽ sử dụng các phuơng tiện ngoại giao để đối phó với TQ. Mỹ và Philippines là đồng minh qua hiệp ước an ninh hỗ tương. Chính phủ mới ở Philippines tỏ ra muốn đảm đương trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ và hợp tác với Mỹ. Chính sách của Mỹ dường như nhằm xây dựng năng lực cho quân đội Philippines hơn là đóng một vai trò trực tiếp. Thành ra các nghĩa vụ hiệp định ấy sẽ bị thử thách nếu như TQ tấn công quân sự tàu chiến hay máy bay quân sự của Philippines.
HỎI: VN có thể làm gì để tự bảo vệ nếu như TQ cứ tiếp tục dấn thêm gây hấn?
GS Thayer: VN nên triển khai chiến thuật đan xen tàu của mình giữa các tàu cá của TQ với các tàu khảo sát của mình. VN nên nghĩ đến việc gia tăng khả năng tuần tra để có thể tiên liệu được tàu TQ sắp làm gì để đáp ứng thích nghi. Song, VN cần tự kiềm chế không nổ súng trước. Điều đó sẽ làm phân tán những chú ý quan tâm của công luận vào việc TQ (tự ý) khẳng định chủ quyền của họ. Thực tế là VN đang hành động trong “vùng nội thủy thông thương” của mình, còn TQ thì ở bên ngoài “vùng nội thủy thông thương” của họ. VN có thể phái một lực lượng tàu thủy, tàu bay lớn hơn để bảo vệ tàu của mình. Có thể đặt hỏa tiễn đối hạm trên các đảo của mình để ngăn ngừa tàu TQ.
HỎI: VN nên làm gì để đối đầu với cuộc xâm lược của TQ?
GS Thayer: VN nên liên tục phán kháng ngoại giao với chính phủ TQ. Điều đó sẽ không làm thay đổi hành vi của TQ song là một biện pháp trả đũa cần thiết đối với các hành động của TQ. Nếu VN không làm gì cả trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, mọi vệc sẽ bị xem như “đã xong rồi”. VN nên nêu vấn đề này ở mọi cấp thích hợp với chính phủ TQ, kể các các nhóm công tác hỗn hợp và cấp nguyên thủ nhà nước hay lãnh đạo đảng. VN phải tiến hành một sách lược thông tin công và tư nhằm giúp các nước trong khu vực cùng các nước thân hữu được thông tin đầy đủ. Ưu tiên là tranh thủ được hậu thuẫn của mọi nước ASEAN. VN cần vạch kế hoạch theo dõi tuần tra vùng đặc quyền kinh tế của mình, cải thiện liên lạc giữa tàu thăm dò trên biển và các cơ quan thẩm quyền trên bờ. Nhằm tránh leo thang xung đột, VN cần phát triển một lực lượng dân sự hay bán quân sự có chức trách chấp pháp chủ quyền của mình trong vùng đặc quyền kinh tế.VN nên thông báo cho TQ hay rằng tàu thăm dò của mình luôn được hộ tống. Khi xảy ra sự cố, hay có thể xảy ra, VN nên tung máy bay tuần tiễu ra biển. Mọi sự cố đều phải đuợc ghi hình và phổ biến rộng rãi.
HỎI (sau vụ “Viking2”): Phản ứng của ông trước việc TQ liên tiếp quấy phá, đặc biệt chỉ ít ngày sau khi BTQP TQ hô hào duy trì hòa bình trên biển Đông tại đối thoại Shangri-La?
GS Thayer: Một lần mà thôi thì gọi là “sự cố”, hai lần thì gọi là “vấn đề”. Vụ việc thứ nhì này cho thấy rõ rằng đang nổi lên một vấn đề thật rõ rệt là TQ đã quyêt định manh động xác lập chủ quyền của mình trên biển Đông. Đó là một hành động khiêu khích dứt khoát nhằm cô lập và làm VN run sợ, nhắm đến một sự xa cách giữa VN và các nước ASEAN khác. Nếu VN phản ứng quá liều, thì sẽ bị xem như là “vấn đề” chứ không phải là nạn nhân.
Hỏi: Ông có nghĩ rằng chiến thuật này của TQ sẽ thành công hay sẽ không đem lại kết quả mong đợi?
GS THAYER: TQ chẳng có cơ sở nào trong pháp lý quốc tế để đòi thềm lục địa hay vùng đặc quyền kinh tế vốn chỉ có thể được phép đòi từ đất liền mà thôi. TQ lấn chiếm một sồ mỏm đá trên biển Đông, và đó chẳng hề là cơ sở gì chiếu theo UNCLOS về việc yêu sách vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Trong thực tế, Trung quốc đang đòi chủ quyền trên mọi mỏm đá trên biển Đông cùng biển lân cận. TQ còn cho rằng luật pháp TQ cho mình quyền tài phán trên suốt biển Đông. Chiến thuật này của TQ sẽ chẳng đạt kết quả mong muốn, do lẽ, nếu được để yên muốn làm gì thì làm, TQ sẽ bành bá trên toàn biển Đông, sẽ kiển soát mọi tuyến hàng hải hoặc giao thương. Thế nhưng một khi TQ hành động xác quyết chủ quyền như thế, các hành động đó cxủa TQ sẽ khiến cho vấn đề biển Đông chắc chắn được nẹu ra tại hội nghị các ngoại trưởng ASEAN và Diễn đàn an ninh ARF tháng 7 tới.
Hỏi: Làm thế nào để một chính sách ngoại giao hòa bình sẽ hiệu quả?
GS Thayer: Vào lúc này TQ sử dụng tàu dân sự chớ không sử dụng tàu quân sự. Điều đó gây khó cho VN trong việc bảo vệ các tàu dân sự thăm dò của mình. VN cần dốc hết các nỗ lực hòa bình bằng không TQ sẽ đổ thừa rằng VN mới chính là vấn đề. Song, ngoại giao cần được kèm theo bởi quyết tâm bảo vệ chủ quyền của mình. VN cần phải hộ tống các tàu thăm dò của mình để bảo vệ an toàn cho chúng. Đó là một ván bài cân não.
THIÊN TRIỀU
(trích lược từ Thayer Consultancy 29/5 và 9/6/2011)
HỎI: Ông bình luận gì về việc TQ mới xâm phạm chủ quyền của VN?
GS Thayer: Sự cố này… tiếp sau sự cố vào tháng 3 với tàu khảo sát của Philippines, dường như TQ đang tăng tốc nhấn mạnh rằng biển Đông là trong thẩm quyền pháp lý của họ và rằng TQ đang “quản lý” biển Đông. Các hành động này của TQ đi ngược với tinh thần Tuyên bố ứng xử trên biển Đông (DOC) và cho thấy TQ sẽ chẳng tiến đến một thỏa thuận thực thi DOC, chớ đừng nói là thương thuyết một Qui tắc ứng xử (COC).
HỎI: Đã từng có nhiều xung đột trong vùng biển tranh chấp. Phản ứng thích hợp của VN là gì để duy trì chủ quyền của mình trong vùng đặc quyền kinh tế của mình?
GS Thayer: Hành động của TQ lần này là chưa có tiền lệ. VN cần thận trọng hành động và tránh khiêu khích TQ. Tuy nhiên, trong trường hợp này VN nênquay phim lại các sự cố rồi chiếu lên truyền hình, cung cấp các bản sao cho báo chí và ngoại giao đoàn. VN cần chuẩn bị một sách lược thông tin thật tốt. Vụ việc này đòi hỏi VN nỗ lực hơn nữa trong việc theo dõi vùng đặc quyền kinh tế của mình và hộ tống các tàu khảo sát nghĩa là gia tăng tuần tra bằng không quân. Về lâu dài, Việt Nam cần mua tàu thủy và máy bay tuần thám để theo dõi vùng đặc quyền kinh tế của mình.
HỎI: Trong mọi cuộc họp với ASEAN, TQ đã hứa không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông, song TQ đã cho thấy không thực hiện đều đó. Ông giải thích sao về những hành động mới đây của TQ?
GS Thayer: Tôi được biết rằng vào tháng 8 năm ngoái (2010), Bắc Kinh đã xem xét lại vấn đề Biển Đông và đã đề ra một chính sách mới. TQ nay sẽ liên tục khẳng định chủ quyền của họ một cách đều đặn cứ như thể đó là một điều hiển nhiên…TQ hành động cứ như thể TQ thực sự có thảm quyền pháp lý trên biển Đông, rằng luật pháp quốc tế là về phía họ…. Sách lược đó sẽ khiến bên khiếu nại phải gia tăng phản kháng và thu hút sự chú ý về phía họ. TQ tính toán rằng làm như thế họ sẽ tỏ ra là một nhân tố ôn hòa, trái ngược với hình ảnh gây rối của các nước phản kháng. TQ cũng mong sẽ phá vỡ sự gắn bó của các nước ASEAN bên bờ biển Đông bằng cách chia rẽ các nước này…. với một lập trường xác quyết lãnh thổ như thế, như thể đây là “vấn đề của VN”. Một số nước có thể sẽ cảm thấy tốt hơn là không đối đầu với TQ, một số khác cảm thấy nhượng bộ thì tốt hơn. VN thì trông mong nơi một Indonesia còn đang giữ chức chủ tịch ASEAN trong sáu tháng tới, TQ thì muốn câu giờ đơi cho đến khi Campuchia rồi thì Brunei và Myanmar đảm mhậm chức vụ này
HỎI: TQ đã tăng cường hạm đội tuần tiễu, tiếp tục tấn công ngư dân VN, gây tổn thất cho một tàu thăm dò của PetroVietnam. Liệu TQ sẽ còn có thêm những hành động nhằm gia tăng yêu sách Biển Đông của họ?
GS Thayer: Đúng thế. TQ đã nhất quyết xây dựng không đắn đo một hạm đội hiện đại kèm trực thăng. Càng xây dựng như thế, càng quá sức chịu đựng của các nước Việt Nam, Malaysia và Philippines, nhằm khiến cho các nước Đông Nam Á này phải tháo lui để tránh đối đầu.
HỎI: TQ có thể tung một cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm chiếm một số đảo VN hay Philippines đang trấn giữ không? Lúc đó, Mỹ sẽ làm gì?
GS Thayer: Trong lúc này, không thể tin được rằng TQ sẽ tấn chiếm như thế, do lẽ đó sẽ là một hành vi xâm lược quả tang, sẽ khiến các nước ASEAN cùng những nước ủng hộ, Mỹ, Nhật, Hàn quốc, Úc, Ấn Độ đoàn kết lại chống lại TQ. Các hành động xâm lược của TQ sẽ chỉ khiến cho nội vụ được quốc tế hóa trong mọi diễn đàn an ninh đa phương ở châu Á Thái Bình dương. Điều đó sẽ là một bước lùi to lớn cho khẩu hiệu TQ hài hòa với thế giới. Mỹ không có nghĩa vụ hiệp ước với VN nên sẽ không trực tiếp can dự bảo vệ VN. Song Mỹ sẽ sử dụng các phuơng tiện ngoại giao để đối phó với TQ. Mỹ và Philippines là đồng minh qua hiệp ước an ninh hỗ tương. Chính phủ mới ở Philippines tỏ ra muốn đảm đương trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ và hợp tác với Mỹ. Chính sách của Mỹ dường như nhằm xây dựng năng lực cho quân đội Philippines hơn là đóng một vai trò trực tiếp. Thành ra các nghĩa vụ hiệp định ấy sẽ bị thử thách nếu như TQ tấn công quân sự tàu chiến hay máy bay quân sự của Philippines.
HỎI: VN có thể làm gì để tự bảo vệ nếu như TQ cứ tiếp tục dấn thêm gây hấn?
GS Thayer: VN nên triển khai chiến thuật đan xen tàu của mình giữa các tàu cá của TQ với các tàu khảo sát của mình. VN nên nghĩ đến việc gia tăng khả năng tuần tra để có thể tiên liệu được tàu TQ sắp làm gì để đáp ứng thích nghi. Song, VN cần tự kiềm chế không nổ súng trước. Điều đó sẽ làm phân tán những chú ý quan tâm của công luận vào việc TQ (tự ý) khẳng định chủ quyền của họ. Thực tế là VN đang hành động trong “vùng nội thủy thông thương” của mình, còn TQ thì ở bên ngoài “vùng nội thủy thông thương” của họ. VN có thể phái một lực lượng tàu thủy, tàu bay lớn hơn để bảo vệ tàu của mình. Có thể đặt hỏa tiễn đối hạm trên các đảo của mình để ngăn ngừa tàu TQ.
HỎI: VN nên làm gì để đối đầu với cuộc xâm lược của TQ?
GS Thayer: VN nên liên tục phán kháng ngoại giao với chính phủ TQ. Điều đó sẽ không làm thay đổi hành vi của TQ song là một biện pháp trả đũa cần thiết đối với các hành động của TQ. Nếu VN không làm gì cả trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, mọi vệc sẽ bị xem như “đã xong rồi”. VN nên nêu vấn đề này ở mọi cấp thích hợp với chính phủ TQ, kể các các nhóm công tác hỗn hợp và cấp nguyên thủ nhà nước hay lãnh đạo đảng. VN phải tiến hành một sách lược thông tin công và tư nhằm giúp các nước trong khu vực cùng các nước thân hữu được thông tin đầy đủ. Ưu tiên là tranh thủ được hậu thuẫn của mọi nước ASEAN. VN cần vạch kế hoạch theo dõi tuần tra vùng đặc quyền kinh tế của mình, cải thiện liên lạc giữa tàu thăm dò trên biển và các cơ quan thẩm quyền trên bờ. Nhằm tránh leo thang xung đột, VN cần phát triển một lực lượng dân sự hay bán quân sự có chức trách chấp pháp chủ quyền của mình trong vùng đặc quyền kinh tế.VN nên thông báo cho TQ hay rằng tàu thăm dò của mình luôn được hộ tống. Khi xảy ra sự cố, hay có thể xảy ra, VN nên tung máy bay tuần tiễu ra biển. Mọi sự cố đều phải đuợc ghi hình và phổ biến rộng rãi.
HỎI (sau vụ “Viking2”): Phản ứng của ông trước việc TQ liên tiếp quấy phá, đặc biệt chỉ ít ngày sau khi BTQP TQ hô hào duy trì hòa bình trên biển Đông tại đối thoại Shangri-La?
GS Thayer: Một lần mà thôi thì gọi là “sự cố”, hai lần thì gọi là “vấn đề”. Vụ việc thứ nhì này cho thấy rõ rằng đang nổi lên một vấn đề thật rõ rệt là TQ đã quyêt định manh động xác lập chủ quyền của mình trên biển Đông. Đó là một hành động khiêu khích dứt khoát nhằm cô lập và làm VN run sợ, nhắm đến một sự xa cách giữa VN và các nước ASEAN khác. Nếu VN phản ứng quá liều, thì sẽ bị xem như là “vấn đề” chứ không phải là nạn nhân.
Hỏi: Ông có nghĩ rằng chiến thuật này của TQ sẽ thành công hay sẽ không đem lại kết quả mong đợi?
GS THAYER: TQ chẳng có cơ sở nào trong pháp lý quốc tế để đòi thềm lục địa hay vùng đặc quyền kinh tế vốn chỉ có thể được phép đòi từ đất liền mà thôi. TQ lấn chiếm một sồ mỏm đá trên biển Đông, và đó chẳng hề là cơ sở gì chiếu theo UNCLOS về việc yêu sách vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Trong thực tế, Trung quốc đang đòi chủ quyền trên mọi mỏm đá trên biển Đông cùng biển lân cận. TQ còn cho rằng luật pháp TQ cho mình quyền tài phán trên suốt biển Đông. Chiến thuật này của TQ sẽ chẳng đạt kết quả mong muốn, do lẽ, nếu được để yên muốn làm gì thì làm, TQ sẽ bành bá trên toàn biển Đông, sẽ kiển soát mọi tuyến hàng hải hoặc giao thương. Thế nhưng một khi TQ hành động xác quyết chủ quyền như thế, các hành động đó cxủa TQ sẽ khiến cho vấn đề biển Đông chắc chắn được nẹu ra tại hội nghị các ngoại trưởng ASEAN và Diễn đàn an ninh ARF tháng 7 tới.
Hỏi: Làm thế nào để một chính sách ngoại giao hòa bình sẽ hiệu quả?
GS Thayer: Vào lúc này TQ sử dụng tàu dân sự chớ không sử dụng tàu quân sự. Điều đó gây khó cho VN trong việc bảo vệ các tàu dân sự thăm dò của mình. VN cần dốc hết các nỗ lực hòa bình bằng không TQ sẽ đổ thừa rằng VN mới chính là vấn đề. Song, ngoại giao cần được kèm theo bởi quyết tâm bảo vệ chủ quyền của mình. VN cần phải hộ tống các tàu thăm dò của mình để bảo vệ an toàn cho chúng. Đó là một ván bài cân não.
THIÊN TRIỀU
(trích lược từ Thayer Consultancy 29/5 và 9/6/2011)
ANH CÓ THẤY NHỤC KHÔNG
Trả lờiXóa...Tôi kể anh nghe. Tết năm 74, tiểu đoàn tôi đang nằm ứng chiến ở Phú Bài, Huế, thì Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa. Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Quân Đoàn I, tiểu đoàn tôi là lực lượng trừ bị của Quân Đoàn, được lệnh chuẩn bị ra đánh lấy lại Hoàng Sa. Đơn vị thuỷ xa của Sư Đoàn đã từ Sài Gòn ra đến Đà Nẵng, tiểu đoàn tôi đã ở trong tư thế sẵn sàng, đợi lệnh xuống tàu. Thuỷ Quân Lục Chiến đi lấy lại Hoàng Sa là đúng "chỉ số" rồi. Gì chứ đánh nhau để bảo toàn lãnh thổ, lính tráng tụi tôi thằng nào cũng háo hức, tuy biết rõ rằng đi là chết, nhưng đánh nhau để giành lại đất nước, từ quan đến lính chúng tôi, thằng nào cũng hăm hở. Nhưng, ngay lúc đó, mặt trận trong nội địa miền Trung cùng lúc nở rộ, những cuộc tấn công lớn của các đơn vị Bắc Việt đã cầm chân chúng tôi, chúng tôi đã không có lệnh xuất quân đến Hoàng Sa. Tin tức và hình ảnh về những chiếc tàu của Hải Quân trên đường ra cứu Hoàng Sa bị bắn chìm, những người lính đồn trú ở Hoàng Sa bị Trung Cộng bắt, rồi được trao trả từ tận... bên Tàu, làm chúng tôi thấy nhục. Nhục chứ anh, địa danh nào trong tay Miền Bắc hay Miền Nam thì cũng vẫn là của người Việt Nam, Hoàng Sa bị Trung Cộng chiếm, mà không lấy lại, tôi nghĩ, miền Bắc và cả miền Nam, đều có tội với tổ tiên, với cha ông, dung túng cho đô hộ hay nô lệ Tàu hay Tây thì tội cũng ngang nhau. "Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu", Hoàng Sa còn. "Một trăm năm đô hộ giặc Tây", Hoàng Sa còn. Ông cha ta chèo thuyền, giong buồm mà vẫn bảo vệ được những hòn đảo nhỏ xíu ở tít tận mù khơi. Vậy mà bây giờ, quân đội hai miền tự nhận là thiện chiến nhất nhì thế giới, lại bỏ mặc một phần lãnh thổ lọt vào tay ngoại bang. Tôi hỏi anh chứ, chính anh, anh có thấy nhục không? Một trăm năm, một nghìn năm nữa, hay đến tận bao giờ chúng ta mới lấy lại được Hoàng Sa? Đã mất, hay sẽ còn mất thêm?”
Trích tâm sự của nhà văn Cao Xuân Huy - tác giả của THÁNG BA GÃY SÚNG, trong sách NẾU ĐI HẾT BIỂN của Đạo diễn Trần Văn Thuỷ.
Liên hoành, đó là cách mà TQ đang đối phó với hợp tung ĐNA. Một chiêu xưa như trái đất, thế nhưng TQ vẫn đang phát huy rất tốt những tinh hoa của mình. Năm xưa Tần bẻ gãy 6 nước như thế nào thì giờ TH thống nhất lại làm như thế ấy. Về bản chất của người Hán ở khu vực đồng bằng Hoa Hạ vẫn chưa bao giờ thay đổi: "Bành Trướng"...
Trả lờiXóa