10 tháng 7, 2011

Đúng 40 năm trước, Kissinger sang Tàu: Cảnh cũ, người xưa.


Cách đây đúng 40 năm, hôm thứ sáu 9/7/1971, tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ Richard Nixon, đã lần đầu tiên đặt chân đến Bắc Kinh. Chuyến đi bí mật này đã mở cửa Trung Quốc và là bệ phóng đưa Trung Quốc trở thành đại cường. "Henry Kissinger là môt nhân vật gây tranh cãi", trang tiểu sử về ông của Wikipedia nhận xét.

Cảnh cũ, người xưa.

Tháng 6 vừa qua, sự kiện "Kissinger sang Tàu" (mượn cách nói của báo chí Sài Gòn xưa) đã hai lần được đánh dấu. Trước hết bởi chính bản thân tiến sĩ Kissinger với quyển biên khảo kiêm hồi ký ”Về Trung quốc” (On China) của ông vừa được xuất bản. Kế đến bởi Nhà nước Trung Quốc với một hội thảo hôm thứ hai 27/6, long trọng "kỷ niệm 40 năm chuyến viếng thăm Trung Quốc đầu tiên" của ông này.

Tân Hoa Xã (1) cho biết trước hơn 100 nhà ngoại giao và học giả đã dự hội thảo kỷ niệm sứ mạng đã dọn đường cho những quan hệ làm mới giữa TQ và Mỹ, TS Kissinger phát biểu: "Thật là xúc động đối với tôi khi lại ở trong tòa nhà này, ngôi nhà TQ đầu tiên của tôi". Tòa nhà đó chính là nhà khách chính phủ Điếu ngư đài, một trong 10 dinh thự vĩ đại được xây dựng năm 1959 tại Bắc Kinh nhằm đánh dấu 10 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong số các công trình kiến trúc để đời khác, phải kể đến những địa chỉ quen thuộc như Đại sảnh đường nhân dân TQ, Cung văn hóa các dân tộc, Viện bảo tàng quốc gia, Viện bảo tàng quân sự cách mạng, sân vận động Công nhân, nhà ga xe lửa Bắc Kinh..., thảy do Viện thiết kế kiến trúc Bắc Kinh tạo dáng.

Tất nhiên, TS Kissinger đã không bồi hồi xúc động vì cái dinh thự với khuôn viên giả cổ ấy, mà vì nhớ lại mình đã “tái lập tiếp xúc với một đất nước nằm ở trung tâm lịch sử châu Á mà nước Mỹ đã không có quan hệ cấp cao trong suốt 20 năm trước đó”. Những hoài niệm đầy tự hào của TS Kissinger thật dễ hiểu: Là một chính khách chuyên nghiệp khởi đầu cho trường phái Realpoltik bất cần những khuôn sáo trói buộc mang tính chất lý tưởng, ý thức hệ, đạo đức..., chỉ cần đạt đến kết quả mong muốn, thành hay bại cũng đều thiết thân, huống hồ là thành đạt ngoài sức tưởng tượng.

40 NĂM SAU

Thật vậy, người đồng cấp với cố vấn Kissinger ngày nay là Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc nhắc lại: "40 năm trước, các nhà lãnh đạo TQ Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đã nắm tay các ông Nixon và Kissinger mở cánh cửa quan hệ Trung-Mỹ. Điều đó đã đánh dấu sự khởi đầu của một chương mới trong việc cải thiện và phát triển quan hệ Trung-Mỹ, và đã có tác động vô cùng tích cực và lớn lao đến quan hệ hai nước".

Không dừng ở hoài niệm, người giữ vai trò cố vấn ngoại giao hiện nay của Nhà nước TQ, khi nhắc lại công lao của TS Kissinger 40 năm trước, đã nhắc nhở những người kế vị ông Kissinger ngày nay ở Washington về nhiệm vụ 40 năm sau: "Cả hai nước nên ghi nhớ các nỗ lực của nhiều thế hệ lãnh đạo và nhà ngoại giao để mà giải quyết quan hệ Trung-Mỹ từ nhãn quan chiến lược và dài hạn”.

Thế hệ lãnh đạo đầu tiên ấy, ông Nixon thì đã ra người thiên cổ rồi, còn mỗi ông Kissinger; may chăng ở cấp dưới hơn, còn ông Winston Lord, khi xưa là trợ lý của ông Kissinger. Thôi thì noi gương TS Kissinger đây vậy!

NHỮNG KHUYÊN BẢO CUỐI ĐỜI CỦA TS KISSINGER!

Gương gì? Gương trung kiên với quan hệ Trung-Mỹ. Ở tuổi 88 sắp cưỡi hạc, TS Kissinger vẫn còn trịnh trọng khuyến cáo: "Ngay cả khi có khó khăn trong quan hệ của chúng ta, cái tinh thần, vốn đã đưa chúng ta đến cùng nhau, sẽ dẫn đường cho hành động của chúng ta trong tương lai. TQ và Mỹ đã hợp tác với nhau trong 40 năm qua. Tôi hy vọng rằng đó mới chỉ là sự khởi đầu cho một sự hợp tác lớn hơn nữa”. Ít ai trân trọng quan hệ với Trung Quốc cho bằng TS Kissinger!

Sau bản tin đầu tiên hôm thứ hai 27/6 của Tân Hoa Xã, sang đến thứ ba 28/6, Kenneth Rapoza của tờ Forbes của Mỹ viết: "Mỹ và TQ không tranh nhau thống trị thế giới. Cạnh tranh kiểu đó chẳng có ý nghĩa gì cả”, tuyên bố của cựu ngoại trưởng Henry Kissinger được tờ China Daily hôm nay thứ ba trích lại. Về vấn đề biển Nam Hải (tức biển Đông của VN), ông Kissinger tuyên bố tự do hàng hải trong khu vực này, mà Mỹ cho là có lợi ích quốc gia trong đó, là một vấn đề riêng rẽ tách biệt hoàn toàn với các tranh cãi lãnh thổ giữa các nước trong khu vực. Ông
Kissinger nhắc nhở: "Lợi ích tiên quyết của Mỹ là quan hệ tốt với TQ chớ không phải là gây khó khăn với TQ, và rằng Mỹ đừng kích động Philippines và Viet Nam". (2)

CON CHÁU CHẲNG NGHE.

Cùng thời khắc đó, ở Washington, Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết của hai nghị sĩ Jim Webb (đảng Dân chủ) và James Inhofe (đảng Cộng hòa) đưa ra, được các nghị sĩ Joseph Lieberman và Daniel Inouye đồng bảo trợ.Nghị quyết này:

1- Tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với một giải pháp hòa bình đối với tranh chấp chủ quyền vùng biển tại Biển Đông. Cam kết tiếp tục những nỗ lực nhằm tạo thuận lợi cho quá trình đa phương, hòa bình nhằm giải quyết các tranh chấp này.

2- Phê phán việc sử dụng vũ lực bởi tàu hải quân và hải giám Trung Quốc tại Biển Đông.

3- Kêu gọi tất cả các bên liên quan đến tranh chấp lãnh thổ kiềm chế việc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền của mình.

4- Ủng hộ việc tiếp tục hoạt động của lực lượng vũ trang Mỹ nhằm hỗ trợ quyền tự do hàng hải trong vùng biển và không phận quốc tế tại Biển Đông.

Nghị sĩ Jim Webb còn nhấn mạnh rằng nghị quyết này là “bước phát triển quan trọng nhằm thúc đẩy giải pháp đa phương cho các tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình, tôn trọng chủ quyền của tất cả các bên tuyên bố chủ quyền”.

Rõ ràng, Thượng nghị viện Mỹ của năm 2011 không chịu nghe lời dặn dò của vị cố vấn an ninh và ngoại trưởng Mỹ năm 1971. Họ có cái lý của họ, những người phải chịu trách nhiệm về sự sống còn của nước Mỹ năm 2011. Sự sống còn đó khác của nước Mỹ năm 2011 khác với sự sống còn của nước Mỹ năm 1971 là làm sao ra khỏi cuộc chiến tranh VN "trong danh dự", tức là làm sao đường hoàng đưa binh sĩ Mỹ ra khỏi VN, kết thúc cuộc chiến tranh của nước Mỹ....mà không phải kéo cờ trắng đầu hàng.

Thật ra, TS Kissinger cũng không "một trăm phần trăm" tán dương TQ. Trước khi lên đường sang Bắc Kinh dự kỷ niệm 40 năm chuyến thăm TQ lần đầu, trong môt hội thảo tai Canada, ông Kissinger cũng đã không thể không buông một khuyến cáo thẳng thắn: "TQ cần học tự kềm chế đôi chút trong cách thức yêu sách các lợi ích của mình trên thế giới" (3) - Nhân dân nhật báo Anh ngữ 24/6/2011 trích đăng.

THIÊN TRIỀU

(1) Seminar in Beijing marks 40th anniversary of Kissinger's first China visit, English.news.cn 2011-06-27
(2) Kissinger: US-China Not Competing for World Domination, By KENNETH RAPOZA Jun. 28 2011
(3) Henry Kissinger: China won't be next 'superpower' , By People's Daily June 24, 2011

4 nhận xét:

  1. SPIEGEL:

    Did you ever feel any kind of gratitude for what the Americans did to help your country? Kissinger says in his book: ‘Appreciation for services rendered is not a Vietnamese trait.’

    THIEU (laughing):

    With regard to what Kissinger writes in his book, I think that only a man with a twisted spirit could imagine such a thing — only a man with an awkward temper. He implies in his book that he was afraid that the Vietnamese might take revenge on Americans who stayed behind after Washington had abandoned us. We would never do such a thing — not now, not ever.

    SPIEGEL:

    Did you personally feel any kind of gratitude?

    THIEU:

    I can honestly say that, if the American Administration had not betrayed us and stabbed us in the back, the Vietnamese people would have been eternally grateful. Once, after we had had a heated discussion with Kissinger about the wording of the peace settlement, some members of my government said it would have been a lucky day for us if Kissinger had done as much for South Vietnam as he had for North Vietnam. I told them that if he could negotiate a genuine peace with the North Vietnamese, he could have his own monument in South Vietnam just like the statue of MacArthur in Korea. Unfortunately it did not turn out that way.

    In view of the consequences of the peace, I think that it is best that the Americans themselves judge what Mr Nixon and Mr Kissinger have done to South Vietnam: concentration camps, famine, torture, thousands of boat people lost in the Pacific Ocean and a genocide that is far more terrible, more planned and systematic than the genocide in Cambodia. Kissinger has no reason to be proud of the peace that he has brought. It is the peace of the grave.

    SPIEGEL:

    Thank you, Mr Thieu, for talking to us.
    Caption
    In an interview in December 1979 with German weekly Der Spiegel, Nguyen van Thieu, former President of South Vietnam, comments on the content of the memoirs of Henry Kissinger, former US Secretary of State, with regard to the Vietnam War.
    Source
    Die Amerikaner haben uns verraten, in Der Spiegel. 10.12.1979, No 50; 33. Jg, pp. 197-213

    Trả lờiXóa
  2. With regard to what Kissinger writes in his book, I think that only a man with a twisted spirit could imagine such a thing — only a man with an awkward temper. He implies in his book that he was afraid that the Vietnamese might take revenge on Americans who stayed behind after Washington had abandoned us. We would never do such a thing — not now, not ever.
    pakistani suits wholesale in pakistan ,
    pakistani suits at wholesale price ,

    Trả lờiXóa